Xin chào các bạn, bài này mình nói về vấn đề lý thuyết hay thực tế cho Product Owner, Product Manager!

Từ lúc làm Product tới tận bây giờ, có nhiều bạn hỏi mình về cách học như thế nào, học ở đâu, cần kỹ năng gì…

Mình xin nói lại là: 

Trải nghiệm Product Management thay vì lý thuyết.

Tại sao mình nói như vậy, từ lúc mình làm Product thì về lý thuyết PM không có ý nghĩa gì, trừ khi bạn sử dụng nó để release tính năng hay là áp dụng vào cải thiện sản phẩm, ý ở đây lý thuyết không có nghĩa gì nhưng không phải mình không học hay đọc lý thuyết. 

Các bạn nên phân bổ thời gian khi bắt đầu học về PM, PO, theo mình các bạn nên chia thời gian là 25% cho lý thuyết 75% cho vấn đề thực hành.

Để đơn giản và đỡ áp lức với lượng kiến thức lớn, mình sẽ đơn giản lại cho các bạn mới bắt đầu học PM, PO nhé:

Đầu tiên thì vẫn nói cơ bản về lý thuyết trước nhé, theo kinh nghiệm của mình thì mới học làm PM PO, bạn chỉ  cần Product Sense & Execution, 2 thuật ngữ này mình sử dụng theo lý thuyết của các khoá học về PM, PO, mình thì ít dùng thuật ngữ nôm na mình hay gọi 2 thuật ngữ trên là Hiểu về sản phẩm, nhu cầu sản phẩm và khả năng thực hiện cái ý tưởng theo nhu cầu đó.

  1. Product Sense: Đây là khả năng hiểu rõ về thị trường, người dùng và nhu cầu của họ. Nó liên quan đến việc phân tích dữ liệu, nắm bắt xu hướng thị trường, và định hình chiến lược sản phẩm. Product sense giúp bạn xác định được sản phẩm cần phát triển là gì và tạo ra giá trị cho người dùng.
  2. Execution: Đây là khả năng thực hiện ý tưởng sản phẩm thành hiện thực. Bao gồm việc quản lý dự án, phối hợp với các bộ phận khác nhau trong công ty, và theo dõi tiến độ để đảm bảo sản phẩm được phát triển và đưa ra thị trường một cách hiệu quả và đúng hẹn.
  3. Lý thuyết đơn giản cho Product Sense:
    • Phát triển tính năng: Discovery & Delivery:
      • Discovery (Khám phá): Bước này tập trung vào việc nghiên cứu, thu thập thông tin và hiểu rõ về nhu cầu của người dùng, cũng như xác định các vấn đề cần giải quyết. Các phương pháp thường được sử dụng trong giai đoạn này bao gồm phỏng vấn người dùng, phân tích thị trường.
      • Delivery (Giao hàng): Sau khi đã xác định rõ yêu cầu, bước này tập trung vào việc phát triển và triển khai tính năng. Các nhóm phát triển sẽ sử dụng phương pháp Agile hoặc Scrum để chia nhỏ công việc thành các sprint và liên tục kiểm tra, cải thiện sản phẩm dựa trên phản hồi từ người dùng.
    • Demo ý tưởng
      • Sử dụng Wireframe: Wireframe là một bản vẽ tĩnh đơn giản, giúp hiển thị cấu trúc và bố cục của giao diện người dùng mà không cần chi tiết về thiết kế. Bạn có thể demo ý tưởng bằng cách sử dụng wireframe để minh họa cách người dùng sẽ tương tác với sản phẩm.
      • Sử dụng Prototype: Prototype là một bản mô phỏng hoạt động của sản phẩm, cho phép người dùng tương tác và trải nghiệm các tính năng. Bạn có thể demo ý tưởng bằng cách tạo ra một prototype và thực hiện các kịch bản tương tác để minh họa cách sản phẩm hoạt động trong thực tế.
    • Cách viết Product specs:
      • Xác định mục tiêu: Đầu tiên, rõ ràng xác định mục tiêu và lợi ích mà tính năng hoặc sản phẩm cần đạt được.
      • Miêu tả chức năng: Mô tả chi tiết về tính năng, bao gồm các tương tác người dùng, luồng công việc, và các yêu cầu kỹ thuật.
      • Xác định ngữ cảnh: Đề cập đến các trường hợp sử dụng, ngữ cảnh và các yếu tố liên quan.
      • Liên kết với yêu cầu kinh doanh: Đảm bảo rằng mỗi tính năng được viết trong Product specs đều liên kết mật thiết với mục tiêu và yêu cầu kinh doanh.
    • Hiểu quy trình phát triển phần mềm:
      • Quy trình phát triển phần mềm thường bao gồm các bước như thu thập yêu cầu, thiết kế, lập trình, kiểm thử và triển khai.
      • Các phương pháp phổ biến bao gồm Waterfall (thuần túy) và Agile (linh hoạt). Trong Agile, có các phương pháp như Scrum và Kanban để quản lý dự án.
      • Trong quy trình Agile, công việc được chia thành các sprint ngắn và liên tục được kiểm tra và cải thiện dựa trên phản hồi.  
      • Agile, Scrum, Sprint, Waterfall : Các bạn nếu chưa biết vấn đề này, để đơn giản thì đây chỉ là một phương pháp, quy triển triển 1 tính năng thôi. Về lý thuyết cho các phương pháp hay tool, mình sẽ có bài viết chia sẽ rõ hơn về vấn đề này nhé!

Tất cả mình vấn đề lý thuyết mình đề cập ở trên có thể xem là base core của PM/PO, ban đầu các bạn chỉ cần như vậy thôi là đã quá đủ để bắt đầu làm PO, PM rồi, các kiến thức khác mình có thể trau dồi sau.

Tiếp theo là về thực hành:

  • Bước 1: Các bạn phải chọn được một sản phẩm các bạn yêu thích, mình gợi ý là nên cho các mảng về sản phẩm mang tính quản lý (bán hàng, tài chính…).
  • Bước 2: Đặt các câu hỏi thực tế cho sản phẩm đã chọn:
    • Sao nó tồn tại?
    • Nó giải quyết vấn đề gì?
    • Ai cần được nó giải quyết vấn đề?
    • Sau đó, các bạn đi tìm điểm mạnh và yếu cảu nó -> cải thiện nó như thế nào?
  • Bước 3: Document: Viết ra tất cả những gì bạn nghĩ, đừng để nó ở trong đầu của các bạn.

Cuối cùng, các bạn cố gắng đừng nản là được, cố gắng nâng cao kiến thức nền của mình qua các sản phẩm thực tế là các bạn sẽ có được skill của PM/ PO. 

Chúc các bạn thành công trong quá trình học PM/PO nhé!

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon